Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

2 năm quay phim, dựng được 35 phút quý giá về nghệ nhân Hà Thị Cầu

Đạo diễn bộ phim tư liệu Xẩm đỏ - Lương Đình Dũng cho biết: "Tôi muốn gọi nó là XẩmĐỏ vì theo tôi, khi phác họahát xẩm bằng màu sắc thì sẽ thiên về màu đỏ.

Đó là màu báo động về một loạihình nghệ thuật có thể bị thất truyền khi những nghệ nhân của nó dần ra đi. Nócòn là màu của nước mắt, mồ hôi của những thân phận nghệ nhân hát xẩm khốn khó,hẩm hiu khi xưa".

2 năm quay phim, dựng được 35 phút quý giá về cụ Hà Thị Cầu - Ảnh 1.

Cụ Hà Thị Cầu trong phim tư liệu

Theo Đạo diễn Đình Dũng, Xẩm Đỏ thu hút ngườixem vì nó gần như quay tự nhiên về cuộc sống cụ Hà Thị Cầu,với những hình ảnh vừa đẹp vừa lạ xoay quanh nghệ thuật Xẩm.

Bộ phim không có lời bình, giống như một sự độcdiễn của nhân vật. Đạo diễn Lương Đình Dũng không muốn đem lờibình vào phim mà muốn để dành phần đó cho khán giả.

"Mỗi phim có một tính chấtkhác nhau. Nếu tôi đưa lời bình vào phim này và dùng lời bình dẫn dắt câu chuyệntheo ý đồ của mình thì phim có thể dễ xem hơn, nhưng nó sẽ trở nên khiên cưỡngvà thiếu đi tính tự nhiên.

Tôi muốn khán giả tự cảm nhận và như đang được xem,được nghe, được đối thoại với chính nhân vật. Mặc dù khi thực hiện phim không sửdụng lời bình cũng hơi vất vả vì phải quay rất nhiều để tìm ra sự xâu chuỗitrong các hình ảnh ấy", anh lý giải.

Làmột đạo diễn lành nghề, từng quay nhiều phim truyện và quảng cáo, Lương ĐìnhDũng ước tính, việc quay phim về một nhân vật, không có sự chuyển dịch bối cảnhnhiều sẽ mất cùng lắm một tháng.

2 năm quay phim, dựng được 35 phút quý giá về cụ Hà Thị Cầu - Ảnh 2.

Không ngờ sự khó khăn trong quá trình thựchiện cùng sự kỹ tính cầu toàn khiến êkíp phải đi lại Ninh Bình nhiều lần tronghai năm trời.

Nghệ nhân 95 tuổi lúc hợp tác, lúc từ chối, lúc khóc, lúc cười,nhớ nhớ, quên quên theo căn bệnh tuổi già, có hôm đang hát nửa chừng thì mấtgiọng. Tuy vậy, Lương Đình Dũng vẫn kiên quyết theo đuổi bộ phim bởi lòng đammê xẩm và tình yêu với văn hóa nghệ thuật truyền thống.

Khi cảnh quay cuối cùng kết thúc,bà Hà Thị Cầu nắm tay anh bảo: "May mà con làm sớm chứ bây giờ sắp không hátđược nữa rồi con ạ".

Từ hơn 1.200 phút quay, chắt đọng lại chỉ còn 35 phút,Lương Đình Dũng và cả êkíp đã phải đau đầu cân nhắc.

Đây là một trong số ít sảnphẩm mà anh thực sự hài lòng. Dù vậy, nhiều khán giả khi cầm trên tay Xẩm đỏ vẫn cảm thấy tiếc vì phim quá ngắn.

Không gặp nhiều sự ủnghộ để phát hành đĩa rộng rãi, Lương Đình Dũng vẫn sẵn sàng nhận lỗ để gửi sảnphẩm tâm huyết của mình tới mọi người. "Tôi quyết định mang Xẩm Đỏ đến với côngchúng do có một nhóm các nghệ nhân yêu Xẩm rất trẻ đến gặp tôi mà muốn đượctiếp cận tư liệu này về để học. Họ hát cho tôi nghe, tôi thấy cảm động và hyvọng họ là những người kết nối".

Đượctrao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, Nghệ sĩ ưu tú và giải thưởng Đào Tấncho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật dân tộc, bà Hà Thị Cầulại có hoàn cảnh sống rất khó khăn.

Gia đình bà là một trong những hộ nghèo nhấtxã, con gái chạy chợ, con rể làm nghề đánh cá. Bà qua đời tháng 3/2013.

3 đám cưới đẹp như trong truyện ngôn tình của showbiz Việt


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét